Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 7.758
Số người đang xem:  2
YẾU LĨNH


3 NGUYÊN TẮC quan trọng.

Luyện Ngũ hình Khí công sẽ tiến bộ nhanh nhất khi có 3 yếu tố sau, nếu mất hoặc yếu đi yếu tố nào thì sẽ chậm tiến bộ hơn người có 3 yếu tố mạnh hơn.

  1.  NIỀM TIN đủ lớn.

    Niềm tin sẽ giúp cho chúng ta muốn làm một việc nào đó và chúng ta cũng chỉ bắt đầu làm một việc gì đó khi có niềm tin về việc đó.

    Nếu một người niềm tin chưa đủ lớn, anh ta sẽ không hành động hoặc hành động không trọn vẹn, dễ mất niềm tin (sẽ bỏ cuộc) khi gặp khó khăn, nghịch cảnh.

    Niềm tin có thể đến từ 3 yếu tố chính:

      Đó là việc tốt đẹp, là người tốt đẹp, không có hại cho mình và cho người khác (Yếu tố ĐẠO ĐỨC).

      Đó là việc có ích lớn, việc có giá trị lớn, người có năng lực cao ... có thể giúp mình đạt được những ước muốn (Yếu tố NĂNG LỰC của con người liên quan và CƠ HỘI của việc liên quan).

      Tin vào chính bản thân mình xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp.

    Chúng ta đã có niềm tin đủ lớn? Nếu chưa, hãy tìm hiểu, suy ngẫm thêm, nếu đã đủ lớn thì ta sẽ cảm thấy thôi thúc mong chờ sớm được học, được gặp ...

  2. ĐỘNG LỰC đủ lớn.

    Động lực là thứ giúp ta bắt đầu khởi sự và duy trì tập luyện đều đặn, kiên nhẫn.

    Nếu một người thiếu động lực, người đó sẽ hành động yếu ớt, không đều. Có thể biết việc cần làm nhưng sẽ không làm. Kỷ luật bản thân sẽ yếu, ý chí nghị lực cũng yếu theo. Thiếu sự sẵn sàng hi sinh, trả giá để đạt được những ước muốn. Thiếu động lực sẽ làm người ta không đạt được thành tựu lớn.

    Động lực có thể đến từ các yếu tố như:

      Ước muốn mãnh liệt đạt được điều tốt đẹp lớn lao cho mình và người khác.

      Uớc muốn thoát khỏi những nỗi sợ, khó khăn nghịch cảnh lớn lao hiện tại hoặc nguy cơ sắp xảy ra với mình và người khác.

      Sự thôi thúc hành động từ các nguyên nhân khác ...

    Mỗi người chúng ta điểm lại xem mình có những động lực nào thôi thúc hành động, đã đủ động lực mạnh mẽ chưa?

  3. ĐẠO ĐỨC đủ lớn.

    Đạo đức là sợi chỉ đỏ xuyên suốt định hướng và quyết định những điều quan trọng từ đầu đến cuối trong từng sự việc cho đến cả cuộc đời mỗi người và mãi mãi với toàn vũ trụ.

    Thiếu Đạo đức sẽ làm người ta không giữ được những kết quả tốt đẹp bền vững và sinh ra những hậu quả nghiêm trọng.

    Đạo đức có thể biểu hiện và phát triển qua các yếu tố như:

      Tình yêu thương. Lòng từ bi, bác ái, sự tha thứ, lòng biết ơn, tinh thần phụng sự hi sinh vì người khác, sự khiêm hạ ...

      Muốn đạo đức trọn vẹn cũng cần có trí tuệ và sự dũng cảm làm những việc cần làm theo tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn.

    Mỗi người chúng ta điểm lại đạo đức của mình mỗi ngày để hôm nay tốt hơn ngày mai, ngày mai tốt hơn hôm nay là được và phải rốt ráo thay đổi nếu nhận ra mình còn những suy nghĩ, lời nói, hành động chưa tốt.


Luyện Ngũ hình Khí công sẽ tiến bộ nhanh nhất khi có 3 yếu tố trên, nếu mất hoặc yếu đi yếu tố nào thì sẽ chậm tiến bộ hơn người có 3 yếu tố mạnh hơn.


Khi nào được MẬT TRUYỀN những tinh hoa cốt tủy tối cao của môn phái?


TAM CHÂN - TỨ XỨNG

TAM CHÂN

  1.       Hiểu mình và chiến thắng chính mình.
  2.       Vì người, có lòng tương trợ, vị tha.
  3.       Có ích lợi cho thế giới.

TỨ XỨNG là 4 cấp độ giảng dạy của bậc Chân sư tương ứng với “ Tâm, Trí, Đức” của người môn sinh hành giả.

  1.       Dũng cảm và chân thành để xứng đáng được "CHÂN TRUYỀN".
  2.       Phục tùng, kính thầy, trọng đạo để được "TÂM TRUYỀN".
  3.       Trung thành và khả năng lĩnh hội hơn người để được "BÍ TRUYỀN".
  4.       Có lòng vị tha, tâm đạo cao cả sẽ được "MẬT TRUYỀN" - người được kế thừa.

  Khi học trò sẵn sàng ❤ thì người Thầy xuất hiện! SẴN SÀNG ĐIỀU GÌ cụ thể?  

    1. Niềm tin (tin bản thân mình, tin bậc Thầy phát sinh mạnh mẽ).

    2. Khao khát bức bách, thôi thúc thay đổi mạnh mẽ:

      + Có người thì: Vì khó khăn quá lớn, mệt mỏi muốn nhanh thoát ra.

      + Có người thì: Không khó khăn thông thường, nhưng cảm nhận có điều không ổn, băn khoăn hoặc nhàm chán, có ý nghĩ thôi thúc tìm kiếm điều gì đó không rõ ràng nhưng vẫn rất mạnh mẽ muốn đi tìm.

    Thiếu một trong 2 thì người thầy không xuất hiện hoặc có xuất hiện cũng ít có sự ảnh hưởng, khó tạo ra sự thay đổi, ít sự chuyển hóa.

  Bạn đã sẵn sàng chưa?


NHÂN TRÍ DŨNG của bậc QUÂN TỬ là gì? Trong Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Phật và ngày nay.


Trước thời Đức Khổng Tử, Nho giáo ít nói về Nhân. Đức Khổng Tử bắt đầu nói về Nhân – Trí – Dũng; đến thời thầy Mạnh Tử bớt dũng mà thêm lễ và nghĩa; tới thời Hán, Đổng Trọng Thư thêm đức tín, thành ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

THEO KHỔNG GIÁO thì:

– Chữ Nhân: Theo Khổng giáo, trong Kinh Dịch, Trời có đức - Nguyên là năng lực tốt lành, điểm xuất phát của cuộc sanh hóa vũ trụ muôn loài, Người có đức Nhân là nền tảng mọi sinh hoạt tốt đẹp, vốn ẩn tàng trong mỗi con người.
Đức Khổng Tử không đưa ra một định nghĩa đầy đủ cụ thể về chữ NHÂN, nhưng qua sách Luận Ngữ có thể thấy ý nghĩa: Nhân là đạo đối với mình và đối với người. Muốn cho mình mà cũng muốn cho người. Đồng thời Ngài cũng phân biệt Đức Nhân của người và của bậc Thánh.

Chữ Nhân (仁) được lập thành bởi bộ Nhân (亻) và chữ Nhị (二)

Bộ Nhân chỉ thị con người đứng trong không–thời–gian.

Chữ Nhị bao gồm hai ý nghĩa:

• Về mặt xã hội, con người đích thực phải giao hòa tốt đẹp với tha nhân (chữ nhị chỉ thị ta và tha nhân). Giao hòa với tha nhân tức là thân yêu mọi người (thân dân). “Thân dân” là hiện thực cương lĩnh thứ hai trong ba cương lĩnh của sách Đại Học: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện: Đường lối của bậc đại học ở tại làm sáng lên năng lực sáng láng, ở tại thân yêu mọi người, ở tại nhắm tới trọn lành.”

• Về phương diện tâm linh, con người là nơi hội thông nối kết cả hai năng lực: Trời và Đất (chữ Nhị chỉ thị thiên địa). Để trở nên con người lý tưởng đích thực, ngoài việc thương yêu đồng loại, con người còn phải sống thích hợp với quy luật thiên nhiên, ứng hợp với hai năng lực thiên địa, điều phối tốt đẹp hai năng lực thiên địa để xứng đáng trở nên Tài Nhân trong thế Tam Tài: Thiên Địa Nhân (Trời, Đất, Người).

+ Tài Thiên (Trời) là: Năng lực của ánh sáng và dưỡng khí.
+ Tài Địa (Đất) là: Năng lực sinh dưỡng vạn vật (bao gồm đất và nước).
+ Tài Nhân (Người) là: Khả năng điều phối tài năng Trời và tài năng Đất để làm cho mọi người, mọi vật được phát triển phong phú, tốt đẹp. Con người muốn thực hiện được chức năng tài Nhân, phải có tấm lòng bao la yêu thương mọi người, mọi vật với ý hướng tốt đẹp là biến đổi cả xã hội và thiên nhiên trở nên một môi trường thiện hảo.

Theo Khổng giáo, Đức Nhân có một chiều kích cao rộng, có tầm mức từ thấp lên cao, từ gần ra xa. Tuần tự phát triển đức Nhân, tiểu nhân có thể tiến lên bậc quân tử, thánh hiền, thậm chí “phối Thiên”. Đức Nhân có thể khiến cho gia đình an vui, xã hội ổn định và nhân loại thái hòa.

Nhân có hai phần tích cực và tiêu cực. Tích cực là “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (Đó là đức Trung, yêu người, hết lòng với người); tiêu cực là “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Đây là đức Thứ, là suy lòng mình mà biết được lòng người, mình muốn cái gì thì người cũng muốn cái đó, vậy nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người những cái mà mình không muốn).

Nhân là Trung, Thứ, tức là đạo đối với người, nhưng đồng thời cũng là đạo đối với mình nữa: Kỷ dục lập, kỷ dục đạt; mình phải muốn lập thân, thành công thì mới có thể giúp người lập thân, thành công được.

Nhân vừa là tu thân vừa là ái nhân, vừa là xử kỷ vừa là tiếp vật, là trung tâm của đạo đức, từ đó mà phát ra các đức khác, và các đức khác tụ cả về nó. Cho nên Phùng Hữu Lan gọi nó là “toàn đức”; Lâm Ngữ Đường gọi là nó là “sagesse idéale” (sự minh triết lý tưởng).

– Chữ Trí: Trí là sự sáng suốt hiểu biết, không bị vô minh ngăn che. Hán tự ghép chữ Tri và chữ Nhật làm một để viết thành Trí. Tri biểu thị cái hiểu biết nhanh nhẹn như tên bay; còn Nhật chỉ sự sáng suốt tỏ rạng tựa ánh mặt trời. Nếu cộng lại, Trí có nghĩa là không chỗ nào, không việc gì là không biết (Trí tri dã, vô sở bất tri dã; Khang Hi). Trí cũng còn giải thích được là thông rành sự lý, nhiều mưu lược, biết biến xảo sâu xa (Thâm minh sự lý dã; phàm đa kế lưu mưu lược chi xảo giả, giai vị chi trí: Từ Nguyên).

Giảng về Trí, Đức Mạnh Tử có lần đã nói qua sự liên hệ giữa nó và Tâm, Ngài viết: “Thị phi chi Tâm, Trí chi đoan dã” (cái tâm phân biệt phải quấy, Trí là hạng đứng hàng đầu). Nhân mà đạt tới một mức cao để có thể giúp đời thì lại cần phải có TRÍ. Có sáng suốt thì mới biết làm lợi cho đức Nhân của mình.

Nhân mà không trí, thì yêu người mà không phân biệt được (phải trái, họa phúc). Trí mà không nhân thì biết mà không làm: Nhân là để yêu nhân loại, trí là để trừ cái hại cho nhân loại. TRÍ là trước khi làm phải định cái quy tắc, là sớm đoán trước được họa phúc, lợi hại, trông thấy vật động mà biết được nó sẽ biến hóa ra sao, thấy việc dấy lên mà biết nó sẽ đưa đến đâu, trông thấy lúc đầu mà biết được lúc kết… Trước sau không trái nhau, phân biệt được đầu đuôi… lời nói ít mà dư, gọn mà rõ, giản dị mà sâu xa… tuy ít mà không thể thêm được, tuy nhiều mà không thể bớt được, hành động đúng với luân thường, lời nói xứng với công việc.

– Chữ Dũng: Đức Khổng Tử đã nói trong chương Hiến vấn – Luận ngữ: Người đạo đức thì lời nói có đạo lý; Còn người nói đạo lý chưa chắc đã có đạo đức. Người có nhân rất dũng cảm, nhưng người dũng cảm chưa chắc có nhân. (Hữu đức giả tất hữu ngôn, hữu ngôn giả bất tất hữu đức. Nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân.) Như vậy, đạt được nhân, ắt có dũng.

Dũng theo giáo lý Khổng giáo, là những con người không để hoàn cảnh chi phối, luôn luôn có đủ can đảm suy nghĩ, phán đoán lấy mình, dù đứng giữa cơn phong ba bão tố, vẫn không bị bấn loạn, luôn giữ sự bình tĩnh để đón nhận thời của mình theo Thiên mệnh.

Trong tác phẩm “Cái Dũng của Thánh nhân”, luận về “hạo nhiên chi khí” của Nho giáo, Dũng là tính như như bất động, thản nhiên bình tĩnh, không để cho ngoại vật động đến tâm mình, làm chủ cả tình dục và ý chí.

Đức Trang Tử nói: Lặn xuống đáy biển, mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của bọn chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ báo, đó là cái Dũng của bọn thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mạng và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái DŨNG của Thánh nhân.”

Như vậy, cái Dũng của Thánh nhân tức là chỗ cùng cực của Điềm Đạm.

Luận về những người đại dũng, Tô Đông Pha nói: “Bực đại dũng thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh; vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận” (Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh; vô cố gia chi nhi bất nộ). Trái lại, “Kẻ thất phu bị nhục, thì tay tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh” (Thất phu kiến nhục, bạt kiếm nhi khởi, đỉnh thân nhi đấu).

Đừng nói sai, nói thật, và chỉ biết nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần bất úy (không sợ hãi). Trong đời, nhất thiết việc gì, phải tập tánh nói cho đúng với sự thật. Ấy là một tánh, cần phải tập luyện từ nhỏ mới được, đừng để bị phải thói quen mà sau nầy không dễ gì sửa đổi cho được. Mỗi một khi ta nói dối, tinh thần ta giảm bớt dũng khí đi một ít. Càng nói dối chừng nào thì cái dũng khí của mình càng suy nhược chừng nấy. Cho nên những kẻ ham nói dối là những người khiếp nhược. Mỗi khi ta nói dối là mỗi khi ta nuôi dưỡng tánh hèn nhát của ta.

Thánh Gandhi là người thứ nhất dám tự hào:“Tôi không bao giờ biết nói dối”. Thật vậy, mặc dù ông là một nhà chính trị, đối với phe nghịch ông, ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả những hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồi. Theo luật Võ sĩ đạo (Bushido) của người Nhật cũng vậy. Họ lấy sự giữ lời hứa là một danh dự riêng của người đại dũng. Nói dối, theo họ, là một khiếp nhược.

Tóm lại, theo Đức Khổng Tử: “Bậc trí thì không mê hoặc; bậc nhân thì không lo lắng; bậc dũng thì không sợ sệt”.


THEO LÃO GIÁO thì:

Lòng yêu thương (Nhân) hiện diện trong con người rất tốt lành. Người ấy có tính khiêm hạ, làm lợi cho mọi người không phân biệt, như nước làm lợi cho vạn vật. Vì khiêm hạ và quảng đại như đầm sâu, người ấy không tranh giành với ai, cho nên không bị ai oán trách. Do có lòng nhân trọn vẹn như thế, con người lý tưởng trong Đạo giáo gần gũi với Đạo (Thực tại tối hậu); tức là gần gũi với Trời.

Trời Đất lấy cái sống của vạn vật làm cái sống của mình. Vạn vật sinh hóa mãi thì tự nhiên Trời Đất còn vĩnh viễn. Do đó, con người bắt chước Trời không ích kỷ sống cho mình sẽ tạo được sự hòa thuận và yên bình với mọi người. (Đạo Đức Kinh).

Đức Nhân nơi Thánh nhân là không chấp nê, không thiên kiến, đối với bất cứ ai. Đối với kẻ thiện và kẻ không thiện đều lấy lòng thiện mà đối xử. (Đạo Đức Kinh).

Đức Lão Tử dùng chữ Từ thay cho chữ Nhân, vì chữ Từ là biểu hiệu tình thương của người mẹ do Ngài dùng chữ Mẹ để chỉ Đạo là Mẹ sinh ra vạn vật. Lòng Từ là tình thương bao gồm sự nuôi dưỡng, che chở, tha thứ và độ lượng, nên có thể sinh ra Dũng. Tình thương của người mẹ là nền tảng của sự dũng cảm.

Người mẹ sẵn sàng bất chấp mọi hiểm nguy để bảo vệ con mình.

Theo Đức Lão Tử, lấy đức trả oán là thể hiện lòng Từ. Người làm được điều đó thật là kẻ phi thường, là chí thiện, dũng mãnh vì đã thắng được lòng vị kỷ của mình.

Theo Đức Lão Tử, có ba đức tính quý báu là: Lòng từ, tính tiết kiệm và sự khiêm tốn. Ngài dạy: “Trị người, thờ Trời, không gì bằng tiết kiệm.” Tiết kiệm sự tiêu xài nên được giàu có, tiết kiệm tinh thần nên thần khí (tinh thần) không bị tổn hao; bậc lãnh đạo cầm quyền tiết kiệm, dân chúng sẽ ấm no giàu có. Sự khiêm tốn nói lên đức Trí, tránh được sự đố kỵ của người gây hại chính mình. Tiết kiệm chính là thể hiện đức Dũng, kềm chế được sự ham muốn của bản thân. (Đạo Đức Kinh)

– Chữ Trí và Dũng: Theo Đạo Đức Kinh, Trí và Dũng thường đi đôi nhau.

Đức Lão Tử dạy không tranh đua là khôn ngoan, biết tự bảo tồn để đạt mục đích mà không cần dùng sức mạnh hay tranh chấp. Người có Trí và Dũng, không ích kỷ, không ham tranh đua với người, không khoe khoang, không kể công khi làm được việc, không tự cao tự đại.

Biết quay về với Đạo là sống theo lẽ Đạo, suốt đời không nguy.
Biết lấp kín nguồn đam mê nhân dục, không để bị cám dỗ bởi âm thanh sắc tướng.
Biết giữ lòng không rối loạn thì suốt đời không phải lo âu, mỏi mệt. Phải nhìn thấy mầm mống của tai ương khi vừa bắt đầu manh nha, mới là người sáng suốt. Biết giữ thái độ mềm dẻo trong khi hành động, tức là không hiếu thắng, mới là người mạnh mẽ.

Biết người là khôn ngoan, nhưng tự biết mình, tức là biết những ưu khuyết điểm của mình, cần phải có trí thông minh, chịu suy nghĩ, dẹp bỏ tự ái cá nhân để nhìn thấu suốt chính mình một cách khách quan là người có trí. Còn tự thắng mình, đòi hỏi phải có sức mạnh tinh thần và một ý chí cương quyết, biết dùng lý trí để tự kềm chế bản thân, là người dũng.

Đức Lão Tử dạy về chữ Dũng, Ngài phân biệt hai loại dũng mãnh: dũng mãnh mà liều lĩnh là điều thường thấy; dũng mãnh mà không liều lĩnh tức dùng nhu thắng cương, mới là sự dũng mãnh của người có trí và có lòng nhân.


THEO PHẬT GIÁO thì: Phật giáo gọi là Bi – Trí – Dũng.

– Chữ Bi là gọi tắt của chữ Từ bi là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn. Từ là lành, hiền từ; bi là thương xót, thương hại.

Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được giác ngộ và giải thoát, thì Từ bi chính là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.

Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là “xót thương” kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại, Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa con người thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.

Đối với các trường phái Phật giáo Nam tông, như Phật giáo Theravada, Từ bi chứng thực và bảo đảm hành giả là một “đệ tử đích thực” của Phật, một “người con” của Phật, một người biết giữ gìn Giới luật, biết trau dồi một tâm thức tích cực bằng Bốn Phạm Trú (còn gọi là Tứ Vô lượng tâm).

Bốn Phạm trú ấy là Từ vô lượng (maitrî): tâm lành hướng về mọi chúng sinh; Bi vô lượng (karunâ): xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh; Hỷ vô lượng (muditâ): tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những điều lành của chúng sinh; Xả vô lượng (upeksâ): buông thả tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh.

Phật giáo Tây Tạng thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng Từ bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn.

“Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta.”

– Chữ Trí: Theo Kinh pháp Phật giáo, tiếng Phạn gọi Trí là Prajna, diễn âm chữ Hán là Bát nhã hay dịch nghĩa là Đại Trí Tuệ, có công dụng lớn là đưa người tu đến quả vị Phật, bởi cái Trí ấy sáng suốt cùng tột, thông đạt cùng tột và giác ngộ cùng tột. Cái trí ấy là một khí giới sắc bén, linh diệu có khả năng đoạn diệt phiền não, quét sạch vô minh, làm cho hành giả nhận rõ được thân phận vô thường của con người, hiểu được những đam mê phi lý của cuộc sống và giúp cho chúng sanh thấy được sự thật của vũ trụ vạn hữu để hướng đến giải thoát (Vô lậu trí).

 

Trong kinh Di giáo, Đức Như Lai đã dạy:

“Người có Trí Tuệ, không tham trước, tự tại, sáng suốt, tránh khỏi hố hầm tội lỗi. Trí Tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố, đưa chúng sanh đến khỏi bể khổ sông mê. Nó là ngọn đèn soi miền hắc ám, là liều thuốc chữa được muôn ngàn bệnh tật, là chiếc búa sắt đập tan rừng phiền não, là lưỡi dao bén cắt đứt lưới vô minh.”

Phật giáo còn có từ Trí Huệ.

Trí Tuệ (智慧) và Trí Huệ (智惠) có cùng chữ trí (智) và cho dù tuệ (慧) và huệ (惠) có viết khác nhau vẫn xuất phát từ bộ tâm (心). Tức cả hai từ đều nói về sự hoạt động của bộ não con người.

Có quan niệm giữa trí tuệ và trí huệ có sự khác nhau về ý nghĩa: Các Luận sư Phật giáo phân ra hai loại TRÍ:

– Trí tuệ là hiểu biết, một thứ hiểu biết bị giới hạn trong các hiện tượng và mối liên hệ của chúng trong các quy luật, là một phần của TRÍ HUỆ.

– Trí huệ đồng nghĩa với Bát nhã (tiếng sanskrit: prajnã) là sự nhận thức không phải do suy luận mà có, mà là trực nhận tính không của các pháp, một thứ trí xuất thế đưa đến bờ giác. Đạt được trí huệ (tức trí Bát Nhã) là giác ngộ và là một yếu tố quan trọng của Phật quả.

– Chữ Dũng: Theo Phật giáo, không có nguyên gốc thuật ngữ nào của Phật giáo gọi là Dũng, Dũng cảm, hay Dũng khí. Kinh Pháp Hoa có nói đến DŨNG trong câu: “Nhĩ thì Xá Lợi Phất dũng dược hoan hỉ, tức khởi, hợp chưởng”(爾 時 舍 利 弗 踴 躍 歡 喜, 即 起, 合 掌) nghĩa là: Lúc ấy tôn giả Xá Lợi Phất vui mừng hăng hái, liền đứng dậy, chắp tay. DŨNG (踴) trong câu này DŨNG bộ túc, nghĩa là hăng hái, khác với DŨNG (勇) bộ lực là mạnh mẽ, dũng cảm.

Nhưng nếu đi vào kinh tạng thì sẽ tìm thấy từ tương đương:

Đức Phật đã dạy trong nhiều kinh của Nam tông và Bắc tông rằng: Có bốn nhân tố tâm lý là gốc của mọi hành động sai lầm dẫn đến khổ đau, phiền não cho mình và người là tham, sân, si và sợ hãi.

Đức Phật cũng dạy có bốn nhân tố tâm lý giúp con người đi ra khỏi tâm lý sai lầm, đi ra khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não là: Vô tham, vô sân (từ), vô si (hay minh, trí tuệ) và vô úy (không sợ hãi, hay định tĩnh, như như bất động; hay không dao động).

Vô úy là thái độ sống của người Phật tử chân chính giữa dòng đời vô thường, biến động. Thái độ sống ấy biểu hiện một cách tự nhiên của những tâm hồn nhuần thấm từ bi và trí tuệ. Không có một nỗ lực khác thường nào ở đây để được ngợi ca là can đảm, hay dũng cảm. Chính vì thế mà thái độ sống điềm nhiên ấy thật sự mang bản chất dũng cảm, đúng nghĩa Dũng cảm, bởi dũng cảm luôn có mặt ngay trong tâm thức từ bi, trí tuệ: Có trí tuệ là có dũng cảm; có từ bi là có dũng cảm; và có trí tuệ là có từ bi và dũng cảm.

NHƯ VẬY

Con người là sản phẩm hoàn hảo của Tạo Hóa với tất cả những gì gọi là chân, thiện, mỹ; có mặt nơi cõi hữu hình để làm sứ mạng vi nhân, thay Trời cai quản muôn loài. Con người phải giữ tấm lòng yêu thương và trí tuệ của Trời đã ban cho, đồng thời phải có một dũng khí để san bằng mọi thử thách, chướng ngại khó khăn, vượt qua vô vàn cám dỗ của biển danh lợi vật chất nơi chốn trần gian vốn là trường thi tiến hóa. Nếu như từ ngàn xưa, Nhân – Trí – Dũng là thước đo nhân cách của một Con Người đúng nghĩa, là biểu tượng tính cách của những bậc anh hùng lưu danh thiên cổ, tức là người Quân tử theo Khổng giáo; thì ngày nay Nhân – Trí – Dũng chính là tiêu chí để con người Thánh hóa bản thân, bước ra khỏi vòng luân hồi nghiệp quả, trở lại miền vô sanh cực lạc.

---

“Nhân là thương khắp muôn loài vạn chủng,

 Không biệt phân nòi giống lạ hay quen,

 Cũng không chia cao thấp sang hèn,

 Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ".

Phải trang bị cho mình một tấm lòng bác ái, bao dung rộng mở, không chỉ thương người đồng loại mà còn thương cả chúng sanh muôn loài, bởi vì ý thức rằng tất cả tuy trình độ tiến hóa khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn Thái Cực. Từ tình thương đó sẽ không còn những chia cách phân biệt giống nòi, màu da, sắc tóc hay so đo kỳ thị giai cấp, chủng tộc sang hèn. Bởi vì tất cả con người đều có một giá trị tinh thần ngang nhau, đều có khả năng tiến hóa đến mức cao như nhau. Hơn thế nữa, để thể hiện đức Nhân, Con người Sứ mạng còn phải thương kẻ ghét mình để mà giúp đỡ, cảm hóa, hoàn thiện họ.

“Trí là biết tri hành mà thoát khổ,

Biết lòng người và biết chỗ thị phi,

Biết những gì phải trái bỏ đi,

Biết tiến thoái, biết tùy doi nương vịnh.”

“Trí phán đoán giác mê đôi ngả

Trí học thông luật cả đạo Trời.”

“Dũng Là biết chế kềm vọng tánh,

Dám đoạn trừ bất chánh nơi tâm,

Dám hi sinh vì đạo nghiệp mà làm,

Dám chuyển hóa lòng tham sân si dục.”

Đó là sự đại hùng, đại lực, cương quyết dứt bỏ lòng tham dục riêng tư, đoạn tuyệt với những tư tưởng thấp hèn của phàm ngã; không chỉ dám từ bỏ quyền lợi vật chất mà còn dám hy sinh cả thân mình để hiến dâng cho nhân quần xã hội và sự nghiệp đạo đức.

“Người giải thoát là đại hùng chiến thắng ma nghiệp, can đảm hơn cả, mãnh lực vô cùng. Thật thế, chỉ có hàng giải thoát mới không bị nô lệ cho ma danh, quỷ lợi, ái ân yêu tà. Người giải thoát không hẹp chật tình thương, không nhỏ nhen sự sống, không ích kỷ hạnh phúc riêng mình, mà đứng ngoài thế gian, lo cho thế gian những phần hy vọng, không con ràng, chồng buộc, không lợi khiến danh sai, ở trần muôn kẻ mất tự do mà chỉ mình thong dong tiêu nhàn, không bị một vật gì ngăn trở, thì người giải thoát không hơn sao được?”

“Cái đức của người Quân tử thường như nước vậy. Nghĩa là châu lưu khắp, chảy tứ phương, gặp tròn, gặp méo, gặp dài, gặp vuông, nước cũng chìu theo được hết. Lại nước cứ từ cao chảy xuôi xuống thấp, nên người Quân tử luôn chịu hạ mình cho vừa lòng tất cả nhơn sanh. Nhưng nước tuy cứ tìm chỗ thấp, cứ chìu theo khuôn, cứ mềm với chúng mà đến chừng ai muốn cho nó tiêu mòn sứt mẻ thì chẳng làm sao hề hấn đến được lấy chút mảy may gì nó bao giờ. Người Quân tử theo đời mà chẳng nhiễm đời, chìu người mà chẳng bợ người, tùy tục mà không đắm tục; cứ giữ tánh tình thanh bạch, tâm chí cao siêu, dầu ai dầm cũng chẳng phai, ai giũa cũng chẳng mòn, nên bả lợi danh, mồi chung đỉnh có bao giờ trêu nhử được đâu."

“Có lòng nhân mới khỏi sanh thù hận, thêm nhiều bạn–tác trên lối. Có trí mới phân chánh, tà, lợi, hại. Có dũng mới lánh xa cạm bẫy, vũng ô–trược mị tà.”

Trí và Dũng sẽ giúp con người điều chỉnh Đức Nhân. Người có đủ đầy Nhân Trí Dũng sẽ chặt đứt được tham sân si dục, làm chủ được thất tình.

---

Lớp học Ngũ hình Khí công Chân truyền cao cấp là miễn phí.

Quý vị vui lòng vào link group Zalo sau để cập nhật các thông tin chi tiết: https://zalo.me/g/rrhxcs240

---

 

Thông báo Khai giảng ☯️ NGŨ HÌNH KHÍ CÔNG cao cấp MIỄN PHÍ

 

? NỘI DUNG:

* Tổng quan: Khí công - Âm Dương - Ngũ Hành - Bát quái - Hà Đồ - Lạc Thư - Kinh dịch - Tử vi.

* Ngũ hình khí công.

* Vận dụng Ngũ hình khí công và nguyên lý Âm Dương, Ngũ hành, Lục khí, Ngũ âm, Lục phủ, Ngũ tạng ... để ứng dụng tự chữa bệnh, trẻ hóa, trường sinh, tu luyện ... và ứng dụng vào tất cả các khía cạnh trong đời sống (làm việc, nuôi dạy con cái, lãnh đạo, quản lý ... hợp với quy luật vũ trụ).


?‍♂️ Động tác, hơi thở, âm thanh, năng lượng:

* Phần 1: Xà (Rắn) - Năng lượng Kim - Phế - Thủ Thái Âm, Bàng quang (Bọng đái) - Túc Thái Dương.

* Phần 2: Hạc - Năng lượng Thủy - Thận - Túc Thiếu Âm, Tiểu trường (Ruột non) - Thủ Thái Dương.

* Phần 3: Hổ - Năng lượng Mộc - Gan - Túc Quyết Âm, Tam tiêu - Thủ Thiếu Dương.

* Phần 4: Long (Rồng) - Năng lượng Hỏa - Tâm bào lạc (màng ngoài tim + Màng não) - Thủ Quyết Âm, Vị (Dạ dày) - Túc Dương Minh.

* Phần 5: Báo - Năng lượng Thổ - Gan - Túc Quyết Âm, Tam tiêu - Thủ Thiếu Dương.

* Phần 6: Điều hòa Tâm - Thử - Tim + Não giữa - Thủ Thiếu Âm, Đởm (Túi mật) - Túc Thiếu Dương.

? 5 giai đoạn.

* Giai đoạn 1: Tập đơn lẻ các động tác.

* Giai đoạn 2: Ghép toàn bài.

* Giai đoạn 3: Chuyển động.

* Giai đoạn 4: Âm thanh & Năng lượng.

* Giai đoạn 5:

Luyện tinh hóa khí.

Luyện khí hóa thần.

Luyện thần hoàn hư.

Luyện hư hợp đạo.

? Thời gian:

+ Học tập 2 buổi/1 tuần trực tiếp và Online kết hợp:

* 5:30 - 7:30 Chủ nhật hàng tuần.

* 18:30 - 20:30 Thứ 5 hàng tuần.

 
? Địa điểm:

+ Trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh.

+ Địa điểm chi tiết thông báo sau khi xác nhận số lượng người học.

 

⚠️ Trả lời câu hỏi thường gặp:

+ Học phí bao nhiêu: Miễn phí.

+ Học trong bao lâu: Nhanh hay chậm, bao lâu tùy từng người (do năng lực, nền tảng, sức khỏe thể chất, tinh thần, hiểu biết đã có ... khác nhau, thời gian tập nhiều, đều khác nhau, mục đích tập khác nhau, điều kiện khác nhau, căn cơ khác nhau ...).

Đăng ký học Ngũ hình Khí công và tri thức Á Đông bằng cách truy cập nhóm Zalo dưới để nhận các thông báo và tài liệu học tập: https://zalo.me/g/rrhxcs240

Hoạt động thuộc dự án thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng và lưu giữ giá trị truyền thống quý báu trí tuệ Á Đông ☯️ .

---

+ Chủ Spa, thầy dạy võ, bác sỹ Đông, Tây Y, Chủ cơ sở Massage, ... là những người sẽ được lợi lạc lớn khi biết về những bài tập và những lý thuyết tổng hợp, chuyên sâu ứng dụng vào công việc chuyên môn hiện tại của quý vị.

+ Những người đã có nền tảng am hiểu Đông phương học (Tử vi, Phong thủy, Kinh dịch, Đạo ...) cũng sẽ là những người được mở rộng, đào sâu thêm kiến thức và quan trọng là tăng tính ứng dụng lên một cấp độ mới cho chính mình và giúp đỡ người khác được nhiều, đúng và toàn vẹn hơn.

+ Dựa trên những nền tảng này, những người có căn cơ, có ý chí nghị lực, có trí tuệ ... có thể phát triển nhiều hướng, sáng tạo để tốt cho mình và giúp được nhiều người khác.

---

Tất cả mọi sự trên đời đều tuân theo nguyên lý, quy luật Âm Dương, Ngũ Hành và bất kỳ ai nắm bắt được và ứng dụng được đều phát triển thuận tự nhiên, làm chủ được sức khỏe Thân Tâm từ bên trong đầy nội lực, không để lại hậu quả, không tái phát bệnh Thân Tâm.

Ngũ hành có liên quan đến tất cả các yếu tố trong đời sống mà chúng ta biết: Ngũ âm, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ hình, năm sinh, 12 con giáp, thời gian trong năm, các huyệt vị ... Thiên - Địa - Nhân đều không ngoài quy luật chi phối cả sự vật hiện tượng đơn lẻ và cả mối liên hệ chặt chẽ không tách rời giữa chúng.

Ví dụ:

- Kim: Vòng tròn tròn, hình oval, hình elip, đường kẻ thẳng

- Thuỷ: Lượn sóng, hình zigzag, hình dạng uốn khúc

- Mộc: Chữ nhật, hình trụ

- Hỏa: Tam giác, hình chóp.

- Thổ: Hình vuông, hình vuông có bo góc, hình chữ nhật có bo góc.

Đăng ký học Ngũ hình Khí công và tri thức Á Đông bằng cách truy cập nhóm Zalo dưới để nhận các thông báo và tài liệu học tập: https://zalo.me/g/rrhxcs240

 

---

HỎI - ĐÁP thêm:

HỎI: Sau bao lâu thì tôi khỏi bệnh? Sau bao lâu thì tôi có thể làm thầy đi dạy người khác? Sau bao lâu thì tôi hoàn thành bài tập? ... Sau bao lâu thì tôi đạt được điều nọ, đều kia?

TRẢ LỜI: Trước khi trả lời người hỏi, tôi thường hỏi ngược lại người hỏi:

+ Bây giờ bạn đang ở đâu so với điều bạn muốn, khoảng cách có thể đo lường là bao xa (cố gắng lượng hoá)?

+ Bạn đang ở trình độ nào?

+ Bạn sẵn sàng dành bao nhiêu thời gian, nguồn lực mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để học và tập ...?

+ Bạn có những ai đang đồng hành với bạn? Người thầy thế nào? Người đồng môn thế nào?

+ Bạn có biết gì về duyên, nghiệp quá khứ, tương lai của bạn không?

Ngoài kia có rất nhiều người không ý thức được họ đang muốn điều gì và chỉ mong kết quả đến nhanh như họ muốn, đó chính là một lý do quan trọng dẫn đến số đông không đạt được điều họ muốn, bởi đa số họ đã muốn có một kết quả hơn cả những người có xuất phát điểm hơn họ, năng lực hơn, nguồn lực hơn, thực lực hơn, sự nỗ lực chăm chỉ hơn ...

Khi không đạt mong muốn, họ sẽ đổ lỗi cho những người gần họ nhất là những người thân của họ, thầy của họ, ... họ nghĩ đó là chướng ngại, đó là không đủ tốt, không đủ giỏi ...

---

Thầy nào cam kết điều gì đó mà chưa biết học trò của mình thế nào thì đó là thầy chỉ nói để "bán được hàng" và tôi không phải người như vậy.

Sau khi trả lời những câu hỏi của tôi thì người đặt câu hỏi thường tự điều chỉnh mục tiêu hoặc điều chỉnh kế hoạch, nguồn lực với sự tư vấn của tôi và họ biết rằng: Khi nào đạt kết quả gì là do chính họ quyết định.

Đăng ký học Ngũ hình Khí công và tri thức Á Đông bằng cách truy cập nhóm Zalo dưới để nhận các thông báo và tài liệu học tập: https://zalo.me/g/rrhxcs240

---

Rất nhiều người tin vào Nhân - Quả, Duyên - Nghiệp NHƯNG:

+ Sau mỗi lần gặp chuyện bất như ý họ chỉ kết luận là do Nghiệp - Duyên, Nhân - Quả và không NHẬN TRÁCH NHIỆM do mình đã không đủ TRÍ TUỆ và ĐẠO ĐỨC trong tình huống ấy mà để xảy ra như vậy.

+ Họ không rút được bài học gì TRÍ TUỆ hơn để lần sau gặp tình huống tương tự họ cần có cách hành xử tốt hơn cho chính họ và những người xung quanh.

+ Họ cũng không rút được bài học TỪ BI BÁC ÁI hơn (cảm thông cho người tạo nên sự bất như ý của mình, thậm chí là cảm thấy thực sự đáng thương cho những người kia).

+ Họ kết luận là "họ đã trải qua bài học". Nhưng thực ra họ chưa qua bài học đó, họ sẽ còn gặp lại những tình huống tương tự, hoặc thậm chí còn nặng hơn trong tương lai.

Vậy, bài học chỉ thực sự qua khi: Sau khi gặp tình huống bất như ý (nặng có thể gọi là biến cố lớn) thì người ta trở nên TRÍ TUỆ hơn và TỪ BI hơn BÌNH AN hơn. Nếu đối chiếu lại ta thấy sau những sự việc ấy ta không có bài học trí tuệ, cũng không thấy thực sự bình an thoải mái trong sâu thẳm tâm mình thì BÀI HỌC CHƯA KẾT THÚC.

---

Chúng ta hãy LÀM TỐT NHẤT NHỮNG GÌ CÓ THỂ, đừng lãng phí thời gian, nguồn lực cho những việc vô ích hoặc có ích nhưng lợi ích nhỏ ngắn hạn, niềm vui nhỏ ngắn hạn ... hãy dồn hết cho mục tiêu tối thượng dài hạn của mình, hãy NHẪN, NHỊN được tốt thì tương lai sẽ được những điều lớn lao, tốt đẹp hơn bội phần.

---

Khi nguồn lực còn ít mà ta mang ra tiêu xài thì ta không bao giờ có nguồn lực lớn để làm đại sự.

Khi năng lực còn thấp mà vội mang ra "dùng quá nhiều" (mặc dù với ý giúp người) thì vẫn là sớm, vẫn là làm giảm khả năng làm đại sự về sau.

Tiếp tục tích lũy nguồn lực, tiếp tục trui rèn, nâng cấp bản thân đến cấp độ, cảnh giới đủ cao vượt trội hẳn số đông thì mới có thể giúp ích được nhiều trên mỗi người mình giúp và giúp được cho nhiều người.

Đăng ký học Ngũ hình Khí công và tri thức Á Đông bằng cách truy cập nhóm Zalo dưới để nhận các thông báo và tài liệu học tập: https://zalo.me/g/rrhxcs240

---

Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI TA là gì?

+ Đa số không quan trọng ý nghĩa cuộc đời là gì, miễn là họ thấy sung sướng được như những gì mình MUỐN. Mỗi người lại có cái muốn khác nhau?

+ Với số đông con người ta chỉ đơn giản là "cảm thấy thiếu gì thì muốn có thứ đó thêm" và họ sẵn sàng đánh đổi những gì đang có để lấy cái họ "cảm thấy thiếu" cho dù biết hoặc không biết thứ họ mang ra đổi có khi giá trị hơn cả những điều họ đang muốn thêm.

+ Nhiều người nhiều năm, cả cuộc đời luôn trong trạng thái đi tìm ý nghĩa cuộc đời nhưng dường như càng tìm họ càng mông lung, tại sao vậy?

+ Trong số những người muốn có một cuộc đời ý nghĩa thì đa số đều muốn có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại, làm được những việc hơn số đông, họ muốn là số ít vượt trội thành công ở một khía cạnh nào đó (thường là tiền bạc, danh tiếng, quyền lực ...) và nghĩ rằng với sự thành công ấy sẽ có thể làm được nhiều điều lớn lao cho mình và cho người khác.

TUY NHIÊN:

- Số hiếm thành công vượt trội hơn số đông thường có nền tảng từ khi sinh ra, quá trình lớn lên, phát triển ... có nhiều điều ĐẶC BIỆT khác thường, có nhiều người tin rằng thậm chí từ những đời trước là những nền móng cho đời này còn quan trọng hơn những gì ta thấy ở đời này.

- Số đông đều muốn trở thành số ít thành công hơn số đông còn lại, vì vậy đó luôn là điều khó khăn và nghịch lý. Sự thật diễn ra luôn là số ít vượt trội, vậy số đông không đạt được thành công vượt trội như họ muốn thì họ sẽ ra sao? Thường là họ tiêu cực, than vãn, trách móc, hoán hận, chán trường, ... hoặc cay cú, hận thù, bắt đầu sa ngã làm những việc sai lầm, tội lỗi để đạt điều mình muốn (nhưng trong tư duy, niềm tin của họ thường không thấy, không thừa nhận họ đang sai lầm, tội lỗi; số ít biết sai nhưng cố tình chấp nhận để được điều họ đang muốn dù phải trả bất kỳ giá nào mà chính họ cũng không biết rõ).

GIẢI PHÁP:

+ Mỗi người dựa vào những gì mình đang có, ý thức rõ mình "đang ở đâu" và phấn đấu tốt hơn, mạnh hơn chính mình "ngày hôm qua", ngày mai tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn hôm nay ... không thờ ơ, buông xuôi, nhưng cũng không ham muốn nóng vội những điều quá sức, những điều hơn người mà thực ra mình chưa xứng đáng. Trọn vẹn với những việc nhỏ nhất mình đang làm trong công việc, trong cuộc sống với những người xung quanh, làm tốt nhất những gì mình có thể và chấp nhận đó có thể không phải điều hoàn hảo.

+ Không cần nhìn ra bên ngoài để so sánh với người khác, để mình phải hơn, phải thắng ai ... bởi những sự so sánh hướng ra bên ngoài mình ấy có thể trong một giai đoạn, một vài khía cạnh có thể giúp mình có động lực phấn đấu nhưng cũng thường vì nó mà mình sẽ đánh đổi những thứ quý giá hơn của mình để có được thứ mình muốn để rồi số đông vẫn không đạt được thứ họ muốn, số ít đạt được thì lại ân hận vì đã đánh đổi những điều quý hơn mà thời gian thì không thể quay ngược lại -> họ đành phải chờ "kiếp sau" học lại bài học chưa hoàn thành.

+ Cứ bình an làm những việc nhỏ, việc bình thường cẩn trọng, kiên nhẫn một cách phi thường thì sự "phi thường" mà số đông muốn lại đến với người ấy chầm chậm, vững chắc mà không để lại hậu quả. Những người phải gò mình gấp gáp quá mức để làm những điều lớn lao theo những cách khác thường đa số vẫn thất bại, nếu đạt kết quả phi thường mà có đạo đức đủ mạnh thì không sao, nhưng số đông thì đạo đức không đủ lớn mạnh để vượt qua được những cám dỗ, thử thách mà cuộc đời mang đến trên hành trình chinh phục "sự vượt trội hơn người" và hậu quả thường rất thảm khốc cho chính họ và những người khác. Đa số người ta cũng không thấy rõ sự liên quan giữa kết quả, hậu quả nào đó với những nguyên nhân và quá trình diễn ra.

Những gì nói được, viết được bằng lời thì đều sẽ được những người đọc hiểu theo các cách không giống với người viết, và không giống nhau ở các mức độ khác nhau.

Đến đây thì chúng ta không muốn viết, cũng không muốn đọc thêm nữa ...


Đăng ký học Ngũ hình Khí công và tri thức Á Đông bằng cách truy cập nhóm Zalo dưới để nhận các thông báo và tài liệu học tập: https://zalo.me/g/rrhxcs240